Hợp Quy Vật Liệu Xây Dựng theo QCVN 16:2019/BXD – ISOCERT

Chào mừng bạn đến với caodangnghe5qk5.edu.vn trong bài viết về Chứng nhận hợp quy vật liệu xây dựng là gì chúng tôi sẽ chia sẻ kinh nghiệm chuyên sâu của mình cung cấp kiến thức chuyên sâu dành cho bạn.

Chứng nhận hợp quy vật liệu xây dựng là gì? Lợi ích của chứng nhận hợp quy

Tình trạng vật liệu và kết cấu xây dựng kém chất lượng hiện nay trong cuộc chạy đua thi công công trình đã gây ra thiệt hại không nhỏ tới quyền lợi của các chủ công trình xây dựng và tiềm ẩn nguy cơ hư hỏng công trình, gây ra tai nạn và mất an toàn đối với người dân. Chính vì lý do đó, nhà nước đã có những quy định để kiểm soát vấn đề chất lượng vật liệu xây dựng, cụ thể là Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia QCVN 16, phiên bản mới nhất từ năm 2019 được Bộ Xây dựng ban hành và quản lý, nhằm đảm bảo được quyền lợi và lợi ích, cũng như tính mạng của người dân.

Các doanh nghiệp sản xuất, nhập khẩu vật liệu xây dựng nằm trong các sản phẩm, hàng hóa Nhóm 2 – có khả năng gây mất an toàn, trước khi được kinh doanh trên thị trường bắt buộc phải được chứng nhận hợp quy.

Chứng nhận hợp quy vật liệu xây dựng là việc đánh giá, chứng nhận sản phẩm, hàng hóa vật liệu xây dựng phù hợp với quy chuẩn kỹ thuật quốc gia QCVN 16:2019/BXD, được thực hiện bởi tổ chức chứng nhận hợp quy (bên thứ ba).

Việc chứng nhận hợp quy đem lại rất nhiều lợi ích cho doanh nghiệp:

  • Kiểm soát chất lượng sản phẩm, giảm thiểu rủi ro và cắt giảm chi phí do sai lỗi
  • Giấy chứng nhận hợp quy vật liệu xây dựng chính là thành phần hồ sơ không thể thiếu, tương tự như giấy thông quan để vật liệu doanh nghiệp sản xuất được lưu thông trên thị trường.
  • Đạt được giấy chứng nhận hợp quy giúp bạn dễ dàng chớp lấy lợi thế cạnh tranh trên thị trường so với các sản phẩm chưa được chứng nhận hợp quy cùng loại, từ đó thu hút khách hàng và dễ dàng đạt được niềm tin từ đối tác, nhà phân phối, các bên quan tâm khác.
  • Chứng nhận hợp quy thể hiện rằng doanh nghiệp đã đáp ứng được các yêu cầu theo quy định của pháp luật, khẳng định chất lượng vật liệu do mình cung cấp.
  • Sử dụng chứng nhận hợp quy và dấu hợp quy là cơ hội để doanh nghiệp mở rộng thị trường tiềm năng, gia tăng cơ hội phát triển, tăng trưởng doanh thu.

Phương thức chứng nhận hợp quy vật liệu xây dựng

Hiện nay, việc đánh giá chứng nhận hợp quy vật liệu xây dựng được thực hiện theo Phương thứ 1, 5 và 7. Điều này được quy định tại Thông tư 28/2012/TT-BKHCN về phương thức đánh giá chứng nhận và Thông tư 02/2017/TT-BKHCN ngày 31/3/2017 về sửa đổi bổ sung một số điều của Thông tư số 28/2012/TT-BKHCN.

Cụ thể là:

► Đối với sản phẩm, hàng hóa sản xuất trong nước:

Phương thức đánh giá sử dụng:

Phương thức 5 – Thử nghiệm mẫu điển hình và đánh giá quá trình sản xuất; giám sát thông qua thử nghiệm mẫu lấy tại nơi sản xuất hoặc trên thị trường kết hợp với đánh giá quá trình sản xuất

Xem thêm:: Nằm mơ thấy máu, ý nghĩa, đánh con lô đề gì trúng? – Thủ thuật

Lưu ý:

  • Giấy chứng nhận sản phẩm đánh giá theo Phương thức 5 có hiệu lực trong vòng 3 năm kể từ ngày được cấp và được đánh giá giám sát định kỳ hàng năm (không quá 12 tháng mỗi lần).
  • Phương thức này áp dụng đối với các sản phẩm nhập khẩu được sản xuất bởi cơ sở sản xuất trong nước đã xây dựng hệ thống quản lý chất lượng theo tiêu chuẩn ISO 9001.

► Đối với sản phẩm vật liệu nhập khẩu:

Phương thức đánh giá sử dụng:

Phương thức 1: Thử nghiệm mẫu điển hình

Xem thêm:: Nằm mơ thấy máu, ý nghĩa, đánh con lô đề gì trúng? – Thủ thuật

Lưu ý:

  • Hiệu lực của Giấy chứng nhận hợp quy theo phương thức 1 không quá 01 năm và giám sát thông qua việc thử nghiệm mẫu mỗi lần nhập khẩu.
  • Giấy chứng nhận hợp quy chỉ có giá trị đối với kiểu, loại sản phẩm hàng hóa được lấy mẫu thử nghiệm.
  • Áp dụng đối với các sản phẩm nhập khẩu được sản xuất bởi cơ sở sản xuất tại nước ngoài đã xây dựng hệ thống quản lý chất lượng theo tiêu chuẩn ISO 9001.

Phương thức 7: Thử nghiệm, đánh giá lô sản phẩm, hàng hóa.

Lưu ý: Giấy chứng nhận hợp quy đánh giá sản phẩm theo Phương thức 7 chỉ có giá trị đối với lô hàng hóa được chứng nhận.

Quy định về việc lấy mẫu thử nghiệm

► Đối với Phương thức chứng nhận 1 và 5, việc lấy mẫu thử nghiệm được tiến hành như sau:

Tiến hành lấy mẫu điển hình cho sản phẩm, hàng hóa. Mẫu điển hình của sản phẩm, hàng hóa là mẫu đại diện cho một kiểu, loại cụ thể của sản phẩm, hàng hóa được sản xuất theo cùng một dạng thiết kế, trong cùng một điều kiện và sử dụng cùng loại nguyên vật liệu.

Số lượng mẫu phải đủ cho việc thử nghiệm và lưu mẫu.

Xem thêm:: Người Việt khôn vặt chứ không thông minh – Hội Quán Di Sản

► Đối với Phương thức chứng nhận 7, việc lấy mẫu thử nghiệm được lấy theo phương pháp xác suất thống kê, đảm bảo tính đại diện cho toàn bộ lô hàng.

Số lượng mẫu phải đủ cho việc thử nghiệm và lưu mẫu.

Quy cách và khối lượng mẫu điển hình cho mỗi lô sản phẩm tuân theo quy định trong Bảng 1, Phần 2 của QCVN 16:2019/BXD, tương ứng với từng loại sản phẩm.

Thủ tục miễn giảm kiểm tra chuyên ngành đối với hàng hóa Nhóm 2 nhập khẩu

Đối với hàng hóa nhập khẩu có cùng tên gọi, công dụng, nhãn hiệu, kiểu loại, đặc tính kỹ thuật của cùng một cơ sở sản xuất, xuất xứ do cùng một người nhập khẩu, sau 03 lần nhập khẩu liên tiếp, có kết quả đánh giá phù hợp quy chuẩn kỹ thuật quốc gia được cơ quan kiểm tra có văn bản xác nhận miễn kiểm tra nhà nước về chất lượng trong thời hạn 02 năm.

Căn cứ pháp lý:

  • Nghị định 132/2008/NĐ-CP Quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật chất lượng sản phẩm, hàng hóa.
  • Nghị định 154/2018/NĐ-CP Sửa đổi, bổ sung, bãi bỏ một số quy định về điều kiện đầu tư, kinh doanh trong lĩnh vực quản lý nhà nước của Bộ Khoa học và Công nghệ và một số quy định về kiểm tra chuyên ngành54/2018/NĐ-CP.
  • Nghị định 74/2018/NĐ-CP Sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 132/2008/NĐ-CP ngày 31 tháng 12 năm 2008 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều Luật chất lượng sản phẩm, hàng hóa.

Danh mục sản phẩm ISOCERT chứng nhận hợp quy theo QCVN 16:2019/BXD

Căn cứ theo Quyết đinh 962/QĐ-BXD ngày 24 tháng 7 năm 2020, ISOCERT có đầy đủ năng lực và chức năng đánh giá, cấp giấy chứng nhận hợp quy đối với các loại vật liệu xây dựng sau đây:

Quy trình chứng nhận hợp quy vật liệu xây dựng của ISOCERT

Bước 1: Đánh giá sơ bộ điều kiện cơ sở và xem xét các giấy tờ doanh nghiệp hiện có.

Bước 2: ISOCERT tiến hành đánh giá chứng nhận và lấy mẫu thử nghiệm tại địa điểm sản xuất của doanh nghiệp.

Bước 3: Thử nghiệm mẫu điển hình

Xem thêm:: Hura tiếng Nga là gì? Câu trả lời chính xác nhất! – wowhay

Bước 4: Đánh giá kết quả thử nghiệm và thẩm xét hồ sơ chứng nhận

Bước 5: Cấp giấy chứng nhận (Giấy chứng nhận có hiệu lực 3 năm kể từ ngày được cấp)

Bước 6: Đánh giá giám sát định kỳ hàng năm

Bước 7: Đánh giá tái chứng nhận (2 tháng trước khi hết hiệu lực của giấy chứng nhận cấp lần đầu)

Đăng ký chứng nhận hợp quy vật liệu xây dựng

Liên hệ đăng ký chứng nhận hợp quy vật liệu xây dựng với ISOCERT theo thông tin:

CÔNG TY CỔ PHẦN CHỨNG NHẬN VÀ GIÁM ĐỊNH QUỐC TẾ ISOCERT

Trụ sở Hà Nội: Số 40A, lô 12, KĐT mới Định Công, Phường Định Công, Quận Hoàng Mai, TP. Hà Nội

Văn phòng miền Nam: Số 33, Đường A4, P.12, Q.Tân Bình, TP.Hồ Chí Minh

Chi nhánh miền Trung: Biệt thự A5, Phú Gia COMPOUND, số 144 Ông Ích Khiêm, Phường Thanh Bình, Quận Hải Châu, Đà Nẵng

Hotline: 0976 389 199

Rate this post

KevinNguyen

Kevin Nguyễn - Người quản trị nội dung web là một chuyên gia sáng tạo và chuyên nghiệp trong việc quản lý, phát triển và duy trì nội dung website. Với khả năng phân tích và đánh giá thông tin chính xác, anh/chị đảm bảo cung cấp thông tin hữu ích và đáng tin cậy cho cộng đồng.