Đau bụng kinh là gì? Nguyên nhân, triệu chứng và cách giảm đau
Chào mừng bạn đến với caodangnghe5qk5.edu.vn trong bài viết về Tại sao đến tháng lại đau bụng chúng tôi sẽ chia sẻ kinh nghiệm chuyên sâu của mình cung cấp kiến thức chuyên sâu dành cho bạn.
Vậy thì, tại sao tới tháng lại đau bụng? Trong lúc thành tử cung co lại, các mạch máu ở lớp niêm mạc tử cung bị chèn ép. Điều này khiến cho nguồn máu và oxy cung cấp đến tử cung tạm thời bị gián đoạn. Khi thiếu oxy, các mô trong tử cung bắt đầu giải phóng ra các chất hóa học gây đau.
Một chất trung gian hóa học khác cũng được tăng sản xuất có tên gọi là prostaglandin. Chất này khiến cho cơ tử cung co bóp nhiều và mạnh hơn, làm tăng mức độ đau trong thời điểm này.
>> Đọc thêm: 4 nguyên nhân gây đau bụng kinh khiến bạn mệt mỏi cả ngày
Đau bụng kinh do một vấn đề sức khỏe khác
Xem thêm:: Công Phượng từ chối dự AFF Cup 2022 cùng ĐT Việt Nam? – DanViet
Nguyên nhân đau bụng kinh là do đâu? Theo các chuyên gia sản phụ khoa, ngoài nguyên nhân kể trên thì cơn đau bụng kinh có thể do một bệnh lý khác chưa được chẩn đoán gây ra. Khả năng đau bụng khi đến tháng liên quan đến một bệnh lý tiềm ẩn thường xảy ra ở phụ nữ lớn tuổi hơn, tầm khoảng 30-45 tuổi.
Các vấn đề có thể dẫn đến đau bụng kinh dữ dội gồm:
- Lạc nội mạc tử cung
- U xơ tử cung
- Viêm vùng chậu
- Bệnh tuyến tử cung
- Hẹp cổ tử cung
Đau bụng kinh liên quan đến dụng cụ tránh thai
Có không ít chị em thắc mắc đặt vòng tránh thai có gây đau bụng khi đến tháng không? Có, vòng tránh thai là một trong những nguyên nhân dẫn đến đau bụng kinh. Sau đây là lý giải cho điều này.
Vòng tránh thai là một dụng cụ được làm từ đồng và nhựa (plastic), đặt vừa bên trong tử cung nhằm mục đích ngừa thai. Việc đặt vòng tránh thai (IUD) có thể là nguyên nhân dẫn đến đau bụng kinh, đặc biệt là trong vài tháng đầu được đặt.
Bạn có thể cảm nhận thấy cơn đau bụng kinh thay đổi khác hơn so với trước đây nếu cơn đau liên quan đến một vấn đề khác hay do biện pháp tránh thai. Ví dụ, bạn cảm thấy đau nhiều hơn hoặc thời gian đau kéo dài hơn bình thường. Bạn cũng có thể gặp phải các tình trạng sau:
- Kinh nguyệt không đều
- Chảy máu giữa các kỳ kinh
- Dịch tiết âm đạo đặc hơn hoặc có mùi hôi
- Đau khi quan hệ tình dục
Xem thêm:: Top 7 cách chữa nấc cụt cực hiệu quả ít ai ngờ đến
>> Đọc ngay: 7 tác dụng phụ khi đặt vòng tránh thai bạn nên cân nhắc
Chẩn đoán nguyên nhân đau bụng kinh
Bác sĩ sẽ tiến hành thăm khám sức khỏe và khám phụ khoa, cũng như thăm hỏi về tiền sử bệnh của bạn và cả gia đình. Trong khi khám phụ khoa, họ sẽ kiểm tra tìm kiếm bất thường trong cơ quan sinh sản và xem có dấu hiệu nhiễm trùng hay không.
Nếu nghi ngờ bạn có bệnh lý gây ra đau bụng kinh, bác sĩ sẽ đề nghị thực hiện thêm một số xét nghiệm, như:
- Siêu âm. Kỹ thuật này cho thấy hình ảnh của tử cung, cổ tử cung, ống dẫn trứng và buồng trứng.
- Các xét nghiệm chẩn đoán hình ảnh khác. Chẳng hạn như chụp CT hay MRI, chụp CT kết hợp với X-quang.
- Nội soi ổ bụng. Bác sĩ có thể phát hiện tình trạng lạc nội mạc tử cung, mô dính, u xơ tử cung, u nang buồng trứng hay mang thai ngoài tử cung khi thực hiện nội soi ổ bụng.
>> Đọc thêm: Như thế nào là dùng thuốc giảm đau bụng kinh an toàn?
Xem thêm:: Phật chỉ: Vì sao có những đôi yêu nhau say đắm lại không đến được
Đau bụng kinh được điều trị như thế nào?
Để có thể giảm nhẹ các triệu chứng đau bụng tới tháng, bạn hãy:
- Sử dụng túi chườm ấm hay một chai nước ấm đặt lên vùng bụng dưới
- Tập luyện một số bài tập thể dục để tăng cường sức khỏe trước đó
- Tắm bằng nước ấm
- Thực hiện các phương pháp giúp thư giãn, như thiền hay yoga
- Giảm bớt căng thẳng tâm lý
- Thử sử dụng một số thực phẩm chức năng bổ sung vitamin, axit béo omega-3, magie…
- Tránh uống rượu, bia, hút thuốc hay sử dụng các kích thích khác vì có thể khiến cơn đau trầm trọng thêm
- Sử dụng thuốc giảm đau bụng kinh, có thể là paracetamol hay các thuốc NSAIDs phổ biến
- Kiểm soát hormone sinh sản bằng các cách như dùng thuốc tránh thai dạng uống hay dán, tiêm, cấy dưới da… (cách này cần phải được sự đồng ý và hướng dẫn từ bác sĩ)
>> Đọc thêm: 5 cách làm giảm đau bụng kinh ngay lập tức để “tới tháng” nhẹ nhàng hơn
Trường hợp đau bụng kinh là do bệnh lý khác gây ra, bạn có thể cần phải phẫu thuật để điều trị nguyên nhân đó. Trường hợp đau bụng kinh dữ dội gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến sinh hoạt, các bác sĩ có thể thực hiện phẫu thuật cắt bỏ tử cung nếu các phương pháp không giúp giảm bớt triệu chứng đau đớn và bạn không có kế hoạch sinh con sau này.
Câu hỏi thường gặp về kinh nguyệt
- Vừa hết kinh 1 tuần lại ra máu có sao không? 10 lý do bạn nên biết
- Kinh nguyệt đến sớm có sao không? 9 nguyên nhân
- Máu kinh vón cục: Nguy hiểm hay bình thường?
- Làm sao để có kinh sớm? 9 cách có kinh sớm để bạn thoải mái tận hưởng mọi cuộc vui
Đau bụng kinh )hay đau bụng khi tới tháng) thông thường là một phần của chu kỳ kinh nguyệt. Nếu tình trạng đau bụng kinh liên quan đến một bệnh lý ở tử cung, buồng trứng có thể gây ảnh hưởng đến khả năng sinh sản, bạn cần điều trị triệt để các căn bệnh này sau khi được chẩn đoán.